-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Ai, cái gì, ở đâu, khi nào, như thế nào, và tại sao? (P4)
23/10/2022
Nhà thờ độc hại: Ban lãnh đạo và các thành viên
Tại sao nhiều người thận trọng với những điều phải làm với Thiên Chúa giáo. Tôi nghĩ là vì có rất nhiều linh mục và giáo sĩ ngoài kia đang nhân danh Chúa Trời để cư xử một cách thô bạo. Họ đang làm rất nhiều điều tai hại - hủy hoại những người đang cố đi tìm Chúa Trời trong cuộc sống hiện đại hối hả. Hãy để tôi ngưng lại ở đây và nói rõ rằng tôi không quy chụp tất cả linh mục, giáo sĩ là những người không tốt. Tôi đang nói về một số, không phải nhiều, là những ví dụ đáng thương ngược lại của phẩm chất tính cách tuyệt vời, của sự yêu thương, nhẫn nại, tốt bụng và hy vọng. Tôi từng là một phần của các nhà thờ và đoàn mục sư hơn 20 năm. Tôi đã chứng kiến những điều tốt đẹp nhất và cả tệ nhất.
Nhiều người tin rằng, tất cả những người ái kỷ, người chống đối xã hội và người thái nhân cách là những người hoang tưởng một cách công khai, thể hiện qua hành vi độc hại của họ. Sau hàng thập kỷ chìm đắm trong văn hóa nhà thờ, tôi có thể chắc chắn với bạn rằng, không phải tất cả những kẻ lạm dụng tâm lý là những kẻ hoang tưởng một cách công khai. Trong khía cạnh tôn giáo, sự khiêm tốn luôn được đề cao và sự hoang tưởng sẽ không được chấp nhận. Do đó, người độc hại ẩn mình ẩn mình trong những nhà thờ, sự dụng hình mẫu và cách giao tiếp của những người xung quanh họ. Những kẻ lạm dụng tâm lý này không phù hợp với hình tượng chuẩn mực thường thấy. Những kiến thức thông thường về cách nhận diện người bị chứng rối loạn nhân cách không áp dụng được trong tình huống này. Chúng ta biết người độc hại có thể làm giả nhiều loại tính cách để che giấu hành vi lạm dụng.
Một số người ái kỷ, người chống đối xã hội và người thái nhân cách sẽ nỗ lực một cách có tính toán để làm thân với linh mục, những người đứng đầu nhà nhờ để tạo một vỏ bọc tính cách công khai nhằm che giấu sự thật rằng họ là một kẻ lạm dụng tâm lý. Những người đứng đầu nhà thờ có thể tỉnh táo, nhận ra sự không đồng nhất trong câu chuyện của kẻ lạm dụng, và không bỏ qua những dấu hiệu cờ đỏ đang lộ ra. Khi những người đứng đầu nhà thờ thất bại hoặc từ chối thẳng thừng việc nhận ra những kẻ lạm dụng, sau đó họ trở thành những người sống sót bị lạm dụng bởi sự bỏ sót của mình.
Tôi từng thấy những kẻ lạm dụng giữ các vị trí lãnh đạo ở nhà thờ trong khi những việc họ làm không xứng đáng để giao tiếp với Chúa Trời hoặc với gia đình. Những kẻ lạm dụng tâm lý thường được giữ những vị trí lãnh đạo trong nhà thờ, và những thành viên trong gia đình của họ không bao giờ được hỏi để biết người đó có sống một cuộc sống đích thực đằng sau cánh cửa nhà đã đóng không. Rất nhiều nhà thờ tin vào ý niệm rằng, bề ngoài tốt thì bên trong cũng phải tốt. Không ở đâu làm giả hình ảnh bản thân hiệu quả hơn môi trường nhà thờ. Những người đứng đầu nhà thờ cần có nhận thức rõ ràng hơn để tỉnh táo xem xét xem ai là kẻ gian dối và ai là người chân thật.
........... hình ảnh trang 72 ........
Người đứng đầu và những tín đồ sùng đạo trong một số nhà thờ có xu hướng sử dụng "sự xa lánh, lảng tránh" như một hình phạt nhắm vào các cá nhân, cặp đôi, và thậm chí là những gia đình. Tại sao? Lời dạy trong Kinh Thánh về việc không kết giao với người không biết hối cải bị xuyên tạc để biện minh cho việc lạm dụng tâm lý người khác bằng việc từ chối giao tiếp và hỗ trợ người đó. Thay vì tập trung vào sự hồi phục, những người lãnh đạo và thành viên độc hại chủ yếu quan tâm đến việc duy trì sự kiểm soát với mọi người, và giữ hình ảnh tốt đẹp của họ trước công chúng. Lảng tránh, xa lánh được sử dụng để chống lại những người bình thường, những người dám đứng lên vạch trần một vị lãnh đạo hoặc thành viên quyền lực nào đó là một người ái kỷ, người chống đối xã hội hoặc người thái nhân cách. Trong nhiều tình huống, sự lảng tránh, xa lánh không chỉ được sử dụng để bảo vệ sự "an toàn" của những người sùng đạo, như những điều người lãnh đạo nhà thờ nói với mọi người. Nó là một phiên bản nhằm ngăn không cho mọi người biết vấn đề thực sự và làm ra vẻ những lời phàn nàn chỉ là của một số ít "người thù ghét" nhà thờ hoặc linh mục.
Khi người lãnh đạo nhà thờ hoặc đoàn mục sư cảm thấy bị đe dọa bởi sự thật bị phơi bày, họ sẽ tấn công. Mục tiêu hoàn hảo là những người tiết lộ sự thật. Đó thường là người gần gũi với những người lãnh đạo, nhưng dần không còn sự vui vẻ khi họ bắt đầu hỏi những câu hỏi "sai" (nhưng thật ra là đúng). Khi bị chất vấn về những hành động khiếm nhã, những nhà lãnh đạo là kẻ lạm dụng tâm lý có thể bảo vệ mình bằng những người ba phải. Các cá nhân và cặp đôi dám đứng lên sẽ bị xa lánh bởi cộng đồng người sùng đạo. Số người sùng đạo hoặc nhân viên đoàn mục sự càng đông, người lãnh đạo độc hại càng được bảo vệ kỹ càng, và cũng đứng ngoài mọi chỉ trích hoặc tố cáo về những hành vi lạm dụng.
.......... hình ảnh trang 73.............
Phụ nữ và nam giới đều có thể bị tổn hại trong các nhà thờ và đoàn mục sư. Vấn đề này cần được quan tâm, chú ý hơn nữa. Nhà thờ lẽ ra là nơi chữa lành những tổn thương nhưng lại trở thành nơi là kẻ lạm dụng tâm lý gây tổn thương cho người khác. Làm tổn thương mang danh như thế phải được gọi là: Lạm dụng tinh thần. Dạng lạm dụng này xuất hiện bằng nhiều cách. Cách thông thường nhất mà tôi từng chứng kiến là việc thực hiện không đúng về những lời răn trong Kinh Thánh về sự tha thứ, sự phân ly và việc chấp nhận các hành vi không thể tha thứ. Không chỉ những người đứng đầu nhà thờ chưa sẵn sàng thừa nhận tình huống một ai đó trong nhà thờ là người mắc chứng rối loạn nhân cách, trong khi con đường sự nghiệp thường được những người đó lựa chọn lại trở thành mục sư. Người sống sót nhạn được sự "tư vấn" rất hạn chế từ những người trong đoàn mục sư và những tình nguyện viên, những người không được đào tạo chuyên nghiệp về chăm sóc sức khỏe tâm thần. Không thể trông chờ vào việc những người đứng đầu nhà thờ đưa ra được những lời khuyên chuyên sâu về các kiểu mối quan hệ lạm dụng, điều mà nhiều nhà trị liệu tâm lý phải vất vả mới nhận ra và điều trị được. Hơn nữa, người độc hại bị thu hút bởi quyền lực của đoàn mục sư, thứ quyền lực vô điều kiện được giao cho họ. Tấm màn phải được kéo lên để lộ ra những điều đang ẩn giấu bên trong. Khi mà cả sự lạm dụng tâm lý và lạm dụng tinh thần cùng hiện hữu, nhiều người sống sót hoài nghi về đức tin của mình do những hành động tổn hại đã gây ra.
Nơi làm việc độc hại
Người ái kỷ, người chống đối xã hội và người thái nhân cách cũng phải làm việc để kiếm sống. Bạn đoán xem họ ở đâu? Họ có thể là nhân viên, đồng nghiệp, quản lý hay những người điều hành cấp cao. Người độc hại tại nơi làm việc thường sử dụng cách thức lén lút để hạ thấp thành công của người sống sót. Đó có thể là việc thường xuyên không cung cấp cho người sống sót đầy đủ thông tin cần có để hoàn thành công việc, sau đó chế giễu họ khi không hoàn thành nhiệm vụ. Một lần nữa, kẻ lạm dụng tâm lý có nhiều cách để bộc lộ sự không bình thường của mình. Những người sống sót từng chia sẻ rằng những kẻ lạm dụng thường quát tháo một cách giận dữ, chế giễu công khai hoặc thậm chí động chạm cơ thể theo cách của một kẻ thống trị. Một người sống sót dù bị lạm dụng theo cách nào, những tổn thương về thể xác và cảm xúc có thể đều như nhau. Nguy cơ đến từ việc bị lạm dụng tại nơi làm việc khiến những người sống sót cảm thấy lo sợ khi phải đi làm mỗi ngày. Về mức độ, lạm dụng có thể khác nhau giữa các địa điểm độc hại, nhưng bị lạm dụng thường xuyên ở nơi làm việc sẽ tác động tiêu cực đến người sống sót.
#nhathodochai #nguoiaiky #nguoichongdoixahoi #nguoithainhancach #noilamviecdochai